Tình hình xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam 11 tháng năm 2021

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 11 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của nước ta đạt 13,361 tỷ USD, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng thứ 6 về giá trị kim ngạch trong số các mặt hàng/nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong 11 tháng năm 2021.

Nhập khẩu G&SPG đạt 2,708 tỷ USD, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong 11 tháng năm 2021, Việt Nam đã xuất siêu trên 10,653 tỷ USD trong hoạt động xuất nhập khẩu G&SPG. 

XUẤT KHẨU

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 11/2021 tiếp tục tăng mạnh, đạt trên 1,272 tỷ USD, tăng 33,8% so với tháng trước đó; Và tăng 2,94% so với tháng11/2020. Trong đó, sản phẩm gỗ đạt 915 triệu USD, tăng 47,7% với tháng 10/2021 và giảm 8,94% so với cùng kỳ năm ngoái.

11 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của nước ta đạt 13,361 tỷ USD, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm ngoái; Đứng thứ 6 về giá trị kim ngạch trong số các mặt hàng/nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong 11 tháng năm 2021.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 9,985 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2020; Chiếm 74,73% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG, giảm nhẹ so với tỷ trọng này của cùng kỳ năm 2020 đạt 76,87%.

Kim ngạch xuất khẩu G&SPG sẽ tiếp tục tăng trong tháng cuối năm 2021 và tháng 01/2022 do nhu cầu tiêu thụ toàn cầu tăng cao vào dịp cuối năm; Và các doanh nghiệp xuất khẩu đẩy mạnh năng lực sản xuất để hoàn thành các hợp đồng đã ký.

Biểu đồ 1: Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam theo tháng trong năm 2018 – 2021 (ĐVT: triệu USD)

(Nguồn:Gỗ Việt phân tích từ số liệu của Tổng Cục Hải quan)

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Tháng 11/2021, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI cũng tăng mạnh trở lại, đạt 614 triệu USD, tăng tới 50,89% so với tháng trước đó nhưng vẫn giảm tới 11,77% so với tháng 11/2020.

Trong 11 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 6,773 tỷ USD, tăng tới 25,53% so với cùng kỳ năm ngoái; chiếm 50,69% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG cả nước; tỷ lệ này của cùng kỳ năm 2020 là 48,94%.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 6,197 tỷ USD, tăng 24,02% so với cùng kỳ năm 2020; chiếm tới 91,49% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG toàn khối FDI, và chiếm 62,06% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước.

Thị trường xuất khẩu

Tháng 11/2021, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang hầu hết các thị trường chủ lực đều tăng rất mạnh. Trong đó, 3 thị trường lớn nhất là Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản lần lượt tăng 14,95%; 41,78% và tăng 8,88% so với tháng trước đó. Và tăng rất mạnh tại trường Anh, Canada, Malaysia, Hà Lan, Đài Loan… đặc biệt thị trường Pháp tăng tới 108,89% so với tháng trước đó; Bỉ tăng 110%,74%; Arap Xe Út tăng 107,96%.

Trong 11 tháng năm 2021, Hoa Kỳ liên tục duy trì là thị trường xuất khẩu G&SPG lớn nhất của Việt Nam và cũng là thị trường tăng trưởng mạnh nhất trong số các thị trường xuất khẩu chủ lực: đạt gần 8,0 tỷ USD, chiếm tới 59% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước. Hai thị trường đứng tiếp sau là Trung Quốc và Nhật Bản cũng đạt mức kim ngạch trên 1 tỷ USD, lần lượt tăng 26,28% và tăng 11,23% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Anh, Malaysia, Hà Lan cũng tăng rất mạnh. Ngược lại, kim ngạch xuất sang thị trường Australia giảm nhẹ 2,82% và tăng nhẹ tại thị trường Hàn Quốc, Canada, Đức và Pháp.

Biểu đồ 2: Tham khảo thị phần kim ngạch xuất khẩu G&SPG   Việt Nam trong tháng 11 năm 2021 

(Nguồn:Gỗ Việt phân tích từ số liệu của Tổng Cục Hải quan)

Biểu đồ 3: Tham khảo thị phần kim ngạch xuất khẩu G&SPG   Việt Nam trong 11 tháng năm 2021

(Nguồn:Gỗ Việt phân tích từ số liệu của Tổng Cục Hải quan)

Bảng 1: Tham khảo thị trường xuất khẩu G&SPG chủ lực của Việt Nam trong 11 tháng năm 2021 (ĐVT: 1.000 USD)

(‘0″tháng không xuất hoặc không thống kê; Nguồn:Gỗ Việt phân tích từ số liệu của Tổng Cục Hải quan)

NHẬP KHẨU

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong tháng 11/2021 về Việt Nam tăng trở lại, đạt 228 triệu USD, tăng 14,2% so với tháng 10/2021, và giảm 9,63% so với cùng kỳ năm ngoái.

11 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu G&SPG đạt 2,708 tỷ USD, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong 11 tháng năm 2021, Việt Nam đã xuất siêu trên 10,653 tỷ USD trong hoạt động xuất nhập khẩu G&SPG.

Biểu đồ 4: Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam theo tháng từ năm 2018 – 2021 (ĐVT: Triệu USD)

(Nguồn:Gỗ Việt phân tích từ số liệu của Tổng Cục Hải quan)

Doanh nghiệp FDI

Tháng 11/2021, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 79 triệu USD, tăng 19,72% so với tháng trước đó; giảm 33,28% so với cùng kỳ năm ngoái.

11 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng tới 19,56 % so với cùng kỳ năm 2020; chiếm 40,65% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG toàn ngành. Xuất siêu trong hoạt động xuất nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI trong 10 tháng năm là 5,672 tỷ USD.

Thị trường nhập khẩu

Tháng 11/2021, kim ngạch nhập khẩu G&SPG sang thị trường Trung Quốc, Lào và Thailand tăng rất mạnh, lần lượt tăng 78,52%; 106,67%; 201,42% so với tháng trước đó. Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ, Brazil, Nga, Chile, Đức, Malaysia đều giảm rất mạnh.

11 tháng năm 20121, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Thailand vẫn duy trì là 3 thị trường cung ứng G&SPG lớn nhất cho Việt Nam, lần lượt chiếm 35%, 12% và 5% tổng kim ngạch nhập khẩu toàn ngành.

Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ thị trường Brazil, Lào và Chile tăng rất mạnh, lần lượt tăng 109,4%; 96,16% và tăng tới 51,01% so với cùng kỳ năm 2020.

Biểu đồ 5: Tham khảo tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong tháng 11 năm 2021

(Nguồn:Gỗ Việt phân tích từ số liệu của Tổng Cục Hải quan)

Biểu đồ 6: Tham khảo tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong 11 tháng năm 2021

(Nguồn:Gỗ Việt phân tích từ số liệu của Tổng Cục Hải quan)

Bảng 2: Tham khảo một số thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong 11 tháng năm 2021

(Nguồn: Gỗ Việt phân tích từ số liệu của Tổng Cục Hải quan)

Nguồn: Gỗ Việt